Lên Đầu Trang

Có Những Loại Gỗ Công Nghiệp Nào Trong Sản Xuất Hiện Nay

Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất hiện nay. Nhờ những tính năng ưu việt của chúng mà gỗ tự nhiên không có được như không bị cong vênh, mối mọt, co ngót, giá thành rẻ, đa dạng về mẫu mã và màu sắc.

Tuy nhiên gỗ công nghiệp có rất nhiều loại với những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng và vị trí sử dụng để có sự lựa chọn chính xác nhất. Sau đây Mộc Thủ Đức sẽ giới thiệu một cách cụ thể, dễ hiểu nhất về các loại vật liệu gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất và ưu nhược điểm của từng loại.

các loại vật liệu gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là gì?

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” để phân biệt được với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ được lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hoặc hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm nên những tấm gỗ.

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế đó là Wood – Based Panel. Gỗ đa phần được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh hoặc ngọn cành của cây gỗ tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường, các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thường có 2 thành phần cơ bản, đó chính là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt gỗ.

Đánh giá chi tiết ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp

Ưu điểm

  • Gỗ công nghiệp thường có những đặc điểm tối ưu như không bị cong vênh, không bị co ngót hay mối mọt như gỗ tự nhiên. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu sơn khác nhau.
  • Bề mặt gỗ công nghiệp rất phẳng và nhẵn.
  • Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc có thể dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine, vinyl.
  • Gỗ công nghiệp có số lượng lớn và rất đồng đều.
  • Giá thành các loại gỗ công nghiệp rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Thi công rất dễ và thời gian gia công nhanh chóng. Ngoài ra, nó có thể sản xuất hàng loạt phôi gỗ có sẵn, theo các dạng tấm nên người thợ chỉ cần cắt, ghép và dán nên không mất nhiều thời gian mỏ xẻ gỗ và gia công giấy ráp.
  • Phù hợp với phong cách hiện đại, trẻ trung với công năng sử dụng rất cao.
các loại cốt gỗ công nghiệp

Nhược điểm

  • Không có độ dẻo dai như loại gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chịu lực hạn chế hơn sơ với gỗ tự nhiên rất nhiều.
  • Không làm được đồ trạm trổ, điêu khắc như gỗ tự nhiên.
  • Tuổi thọ sản phẩm làm từ các loại cốt gỗ công nghiệp sẽ không cao bằng gỗ tự nhiên.

>>> Có thể bạn quan tâm :  Tủ Bếp Gỗ Công Nghiệp

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF có dây chuyền sản xuất và nguyên liệu giống như loại gỗ MFC. Tuy nhiên, sau khi khai thác, loại gỗ MDF này sẽ được nghiền nhỏ thành từng sợi chứ không dăm như gỗ MFC. Rồi sau đó được ép thành những ván gỗ có kích thước tiêu chuẩn nhất hiện nay là 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25mm. Chính vì lý do đó nên loại gỗ MDF có chất lượng cao hơn những ván gỗ MFC.

>>> Đọc thêm : Vách ngăn gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC là một trong các loại gỗ công nghiệp làm nội thất tốt được nhiều người lựa chọn. Gỗ được làm ra từ các cành cây, nhánh cây và thân cây của những cây gỗ ngắn như cây keo, bạch đàn hoặc cây cao su. Đem đi nghiền nhỏ thành dăm rồi trộn với keo để tạo thành những tấm ván dày dưới cường độ áp suất cao và được bao phủ thêm lớp bảo vệ Melamine. Việc này nhằm tạo độ thẩm mỹ cao, chống nước, trầy xước cho gỗ.

Bề mặt tấm ván gỗ MFC có dạng hình trơn, giả vân gỗ hay giả kim loại trông rất bắt mắt.

các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp HDF

Tấm gỗ HDF còn được gọi là tấm ván HDF, được sản xuất bằng bột của loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ tự nhiên được đem xử lý, sau đó kết hợp các chất phụ gia giúp tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Tiếp đến đem đi ép dưới áp suất cao, được định hình thành tấm gỗ HDF. Sản phẩm có kích thước từ 2.000mm x 2.400mm và có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo từng yêu cầu.

Các tấm ván sau khi xử lý bề mặt sẽ chuyển sang cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình cán thêm lớp tạo vân gỗ và một lớp phủ bề mặt.

>>> Đọc thêm : Tủ bếp gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp Plywood

Gỗ Plywood là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực của loại gỗ này. Gỗ công nghiệp Plywood có khả năng chịu lực tốt hơn gỗ MFC và MDF.

Loại gỗ này thường được kết hợp với veneer để tạo nên vẻ đẹp rồi phủ PU để bảo vệ mặt chống trầy xước, chống ẩm cho ván.

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh còn được gọi là ván ghép thanh, được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng. Những thanh gỗ rừng nhỏ, qua xử lý hấp sấy trên thiết bị hiện đại với dây chuyền công nghệ tiên tiến. Gỗ được bào, phay, chà, ghép, cưa và phủ thêm một lớp sơn trang trí.

>>> Đọc thêm : Giường Gỗ Công Nghiệp

Ván gỗ nhựa

Ván gỗ nhựa còn có tên là WPC – vật liệu mới. Loại gỗ này là một loại nguyên liệu tổng hợp tạo từ bột gỗ và nhựa. Ngoài bột gỗ, nhựa, WPC còn chứa một số chất phụ gia làm đầy gốc cellulose hay vô cơ.

các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Các loại bề mặt gỗ công nghiệp được ưa chuộng nhất

Bên cạnh các loại gỗ công nghiệp phổ biến thì các loại bề mặt gỗ CN cũng được nhiều người quan tâm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại ngay sau đây:

Bề mặt Melamine

Đây là bề mặt nhựa tổng hợp, được phủ lên lớp cốt gỗ ván dăm hoặc ván mịn. Melamine có nhiều màu sắc và sáng màu, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình, có khả năng chống mối mọt tốt, không bị cong vênh.

>>> Đọc thêm : Tủ Quần Áo Gỗ Công Nghiệp

Bề mặt Laminate

Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp nhưng dày hơn nhiều so với bề mặt Melamine, được dùng để phủ lên bề mặt ván mịn hay ván dán. Laminate có khả năng dán vào các chỗ gỗ uốn cong để tạo thành những đường cong mềm mại.

Bề mặt Veneer

Là bề mặt được làm từ gỗ tự nhiên, được bóc thành những lớp mỏng. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô rồi dán lên bề mặt cốt gỗ. Ưu điểm của bề mặt Veneer là chi phí thấp, dễ dàng thi công, có thể tạo nên những đường cong theo ý muốn.

>>> Đọc thêm : Tủ giày gỗ công nghiệp

Bề mặt Vinyl

Vinyl là bề mặt nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ Hàn Quốc kết hợp với kết cấu PVC và lớp bao phủ có độ dày theo tiêu chuẩn là: 0,12mm, 0,18mm và 0,2mm. Bề mặt Vinyl được sử dụng để kết hợp với Laminate. Trên thị trường hiện nay ít có sản phẩm nội thất sử dụng chất liệu này.

so sánh các loại gỗ công nghiệp

Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn biết được “có những loại gỗ công nghiệp nào?”. Cùng với đó là so sánh các loại gỗ công nghiệp về ưu nhược điểm. Chính điều đó giúp khách hàng tự tin hơn trong việc lựa chọn các loại gỗ CN phục vụ cho nhu cầu khi thiết kế trang trí nội thất cho ngôi nhà của mình.

Liên hệ Tư Vấn Báo Giá Sản Phẩm

Có thể bạn quan tâm công trình Mộc Thủ Đức đã thực hiện >>> Hình Ảnh Đóng nội thất theo yêu cầu Chung Cư Quận 7

Thông Tin Mộc Thủ Đức

Số Điện Thoại/Zalo : 0978.482.994
Email : [email protected]
Địa Chỉ : 65/26 Đường số 2, P. Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức TP.HCM